-‘๑’- YeuNet -‘๑’- Cộng Đồng Teen YeuNet -‘๑’-
Đăng kí hoặt đăng nhập để sử dụng diễn đàn
-‘๑’- YeuNet -‘๑’- Cộng Đồng Teen YeuNet -‘๑’-
Đăng kí hoặt đăng nhập để sử dụng diễn đàn
-‘๑’- YeuNet -‘๑’- Cộng Đồng Teen YeuNet -‘๑’-
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

-‘๑’- YeuNet -‘๑’- Cộng Đồng Teen YeuNet -‘๑’-


 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tên miền forum hiện tại rất dài. Vì không có kinh phí nên sử dụng tên miền Free. Tên miền chấp nhận được là: wWw.ForumYeuNet.Tk | Chúc các mem vui vẻ

 

 Nghị luận về vấn đề xả rác

Go down 
Tác giảThông điệp
♥§äd £övë♥
Quản Trị Viên
Quản Trị Viên
♥§äd £övë♥


Nam Tổng Số Bài Viết : 44
Rena Rena : 268342
Danh Vọng : 0
Status Status : .....nOthIng Is 4EvEr.....

Nghị luận về vấn đề xả rác Empty
Bài gửiTiêu đề: Nghị luận về vấn đề xả rác   Nghị luận về vấn đề xả rác I_icon_minitimeThu Sep 10, 2009 6:36 pm

Ngày nay, liệu chúng ta còn có thể có được cảm giác dễ chịu dưới bầu không khí trong lành nữa không khi mà mọi thứ xung quanh chúng ta đều bị ô nhiễm, vẩn đục.
Đi dọc các bờ kè, tôi chợt rùng mình khi thấy những cảnh tượng quá đỗi nhơ nhuốc, nào là bao ni-lon, chai lọ, túi nhựa nằm lẫn lộn, chồng chất lên nhau một cách vô ý. Dường như tất cả mọi người đều không biết phân loại rác thải và sắp xếp chúng như thế nào để cho hợp lý hơn hay sao? Thật là một sự đáng xấu hổ khi các du khách nước ngoài thấy những cảnh tượng như thế này. Nguyên do thì có lẽ chắc tôi cũng không cần nhắc lại thì mọi người cũng đã biết, phần lỗi nghiêm trọng nhất hiện nay đang thuộc về phía chúng ta. những con người đang trong một thời kì đổi mới nhưng lại không biết đổi mới chính con người của mình. Tôi cũng đã tận mắt chứng kiến cái cảnh người ta thi nhau đổ tất cả thứ phế thải xuống con sông Sài Gòn, dòng nước của con sông Sài Gòn đen ngòm như đang kêu cứu, rác thải làm đặc quánh con sông khiến cho dòng chảy của con sông ngày càng nặng trĩu...Ôi, thật đau khổ khi chúng ta vẫn đang nghe tiếng rên rỉ của môi trường, thật xót xa khi ta đang nghe môi trường kêu cứu nhưng chúng ta vẫn ngoảnh mặt đi, và cứ để cho mọi việc tới đâu thì tới, tình trạng của chúng ta hiện nay vẫn cứ gọi là "giả điếc". Chính tôi và các bạn cũng là những kẻ đang hủy diệt toàn cầu bởi rác thải, chỉ cần mỗi người quẳng đi một túi rác nhỏ thì cũng tạo nên một núi rác khổng lồ, đủ để vùi dập cả mặt đất rộng lớn này. Theo thống kê của Hội Bảo vệ môi trường Toàn Cầu, nếu tình trạng này còn xảy ra cho đến năm 2065 thì diện tích sống của mỗi người sẽ giảm từ 1km/3 người xuống còn 0,5km/10 người. Thật là một kết quả đáng ghi nhớ.......

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM


Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đã trở thành chiến lược có tầm quan trọng nhất trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia nói chung, của mỗi ngành kinh tế và mỗi địa phương nói riêng ở Việt Nam. Từ năm 1985, đặc biệt là từ sau Hội nghị Thượng đỉnh của Trái đất, họp tại Rio de Janeiro, Brazil, tháng 6 năm 1992, Việt Nam đã tiến hành xây dựng Chiến lược và Kế hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia theo tinh thần và nguyên tắc của Chương trình Nghị sự 21.

Ngày 25 tháng 6 năm 1998 Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Chỉ thị 36 CT/TW "Về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". Chỉ thị 36 CT/TW đã khẳng định: "Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xoá đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới".

Xây dựng Chiến lược và Kế hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia cần phải dựa trên sự đánh giá hiện trạng môi trường và phù hợp với Chiến lược và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Vì vậy, từ năm 1994 đến nay, hàng năm Bộ KH,CN&MT Việt Nam đều tiến hành lập Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia.

Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam này được thực hiện trong khuôn khổ của Dự án SEAMCAP (Strengthening Environment Assessment and Monitoring Capabilities in South Asia and the Greater Mekong Sub region). Ngoài phần tổng quan về hiện trạng môi trường Việt Nam, Báo cáo tập trung trình bày 6 vấn đề môi trường then chốt và cấp bách theo mô hình đánh giá môi trường của UNEP: "áp lực - Hiện trạng - Tác động và Đáp ứng". Đó là các vấn đề : Suy thoái môi trường đất, Suy thoái rừng, Suy giảm đa dạng sinh học, Ô nhiễm môi trường nước, (nước lục địa và nước biển), Ô nhiễm môi trường không khí và Quản lý chất thải rắn.

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hoan nghênh sự cố gắng tích cực làm việc của tập thể chuyên gia đông đảo từ nhiều Bộ, nhiều ngành, các Viện Nghiên cứu Khoa học và các Trường Đại học, cùng với tập thể cán bộ của Cục Môi trường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ lập Báo cáo này.

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Việt Nam chân thành cảm ơn Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) và Cơ quan Phát triển và Hợp tác của Na Uy (NORAD) đã giúp đỡ Việt Nam rất có hiệu quả trong việc xây dựng Báo cáo này.

Ô nhiễm từ khí thải công nghiệp tại Hải Dương


"Gần 1.300 người dân chúng tôi phải khắc khoải chìm ngập trong khói bụi của 4 nhà máy xi măng lò đứng đang ngày đêm toả khí độc. Trẻ em thì bị suy nhược cơ thể với tỷ lệ cao nhất xã...". Đó là một phần trong lá đơn kêu cứu của người dân thôn Trại Xanh, xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

Dù là gần giữa trưa, thôn Trại Xanh vẫn im lìm. Hầu như tất cả ngôi nhà trong thôn đều cửa đóng then cài. Thậm chí lỗ thông gió trong mỗi nhà cũng được che kín bởi tấm kính mờ xám xịt. Một phụ nữ bên đường tháo vội khăn bịt mặt, nói giọng đặc khản: "Dân chúng tôi đang chết dần chết mòn vì khí độc xi măng kia kìa!".

Chị chỉ về hướng 2 cột khói xi măng đang nhả khói bụi xám xịt cả một góc trời. Trong phạm vi bán kính chưa đầy 1 km song có tới 4 nhà máy xi măng lò đứng mọc lên quanh thôn, đó là Trung Hải, Duyên Linh, Phú Tân và Thành Công II. Cả ngày lẫn đêm 4 nhà máy thi nhau tuôn khói mờ trời khiến cả thôn lúc nào cũng như bị trải bụi xi măng. Trẻ em viêm họng, còi cọc, người lớn thì mặt ai cũng nặng xám như chì.

Không chỉ có khói, ngay cả nguồn nước cũng bị ảnh hưởng. Nước sạch chưa có, nên người dân trong thôn sống chủ yếu là nhờ nước giếng khoan và nước mưa. Nhưng những lớp bụi xi măng phủ dày tới hàng cm trên khắp các mái nhà đã khiến hầu hết bể nước mưa trở thành vô dụng. Ngay cả nguồn nước lấy từ nước giếng khoan cũng bốc lên mùi tanh khó chịu. Ông Nguyễn Tá Dước, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường của tỉnh khẳng định, mức độ ô nhiễm về bụi, khí thải SO2 và tiếng ồn ở đây đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

"Sự phát triển không thể được trả giá bằng sinh mạng của dân", ông Phạm Thế Đại, Phó chủ tịch UBND huyện Kinh Môn đã khẳng định như vậy khi đề cập đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng tại Trại Xanh. Ông nói: "Chúng tôi nhận thức được mức độ ô nhiễm nghiêm trọng ở đây, những phản ánh của người dân trong thôn là hoàn toàn có cơ sở, nhưng với thẩm quyền của mình chúng tôi cũng chỉ biết kiến nghị và kiến nghị...".

Trước thắc mắc của người dân về tình trạng ô nhiễm của nhà máy cũ (xây dựng từ những năm 90) chưa được khắc phục, song năm các nhà máy mới (xây năm 2002) vẫn được phép xây, ông Đại cho rằng, trách nhiệm này thuộc về doanh nghiệp, vì họ không thực hiện đúng như dự án thiết kế đã được duyệt. "Chúng tôi đã kiến nghị, trong khi các nhà máy chưa thực hiện yêu cầu của Sở Tài nguyên - Môi trường là phải khắc phục tình trạng ô nhiễm trong năm 2003 thì nên thực hiện chế độ vận hành luân phiên để hạn chế bớt mức độ ô nhiễm", ông nói.

Cả xóm bị ghẻ vì ô nhiễm


Gần như cả ấp Long Bình, xã Long Hiệp (huyện Bến Lức, Long An) đều bị bệnh ghẻ, toàn thân nổi lên những mảng mụn mủ gây ngứa ngáy khó chịu. Người dân ở đây cho rằng căn bệnh này phát ra do các công ty sản xuất ở gần đó gây ô nhiễm.

Theo ông Nguyễn Ngọc Đáng - 55 tuổi, một nông dân ở khu 4, ấp Long Bình, xã Long Hiệp, căn bệnh quỷ quái này xuất hiện khoảng 6-7 năm trở lại đây và không ai trong cái xóm này mà không bị nó hành hạ.

Anh Nguyễn Văn Nô, nhà có ba con nhỏ bị bệnh, lại nói: “Bệnh này mới có gần đây thôi, nhất là từ khi nhà máy thép hoạt động. Lúc đầu cứ tưởng là do dịch bệnh, uống thuốc hoài không hết, đã vậy bệnh ngày càng nhiều, nhất là sau mùa nắng tới mùa mưa”.

Không chỉ ba đứa con của anh Nô (đứa nhỏ nhất một tuổi, đứa lớn nhất chưa đầy 10 tuổi), mà hơn 20 trẻ nhỏ khác ở khu vực 4, thuộc ấp Long Bình đều bị bệnh “ghẻ xốn”. Toàn thân bọn trẻ nốt bệnh nhỏ, nốt cũ, nốt mới chi chít khắp người. Ông Đáng nói: "Lúc đầu nổi lên một quầng đỏ lớn hơn đồng tiền có ngòi trắng ở giữa, khi đụng vào bị đau thốn. Hai ba ngày sau quầng đỏ gom lại bằng hạt đậu và nung mủ, một hai ngày sau mủ vỡ ra có mùi hôi và khoảng hơn một tuần là lành da. Từ lúc nổi bệnh tới lúc lành da lúc nào cũng bị ngứa ngáy, gãi tróc da chảy máu vẫn còn ngứa”.

Người dân ở đây cho biết, căn bệnh này chỉ xuất hiện từ khi Công ty cổ phần Long Hiệp (sản xuất các loại thuốc bảo vệ thực vật) và Công ty TNHH Thép Long An đi vào hoạt động. Bởi mùi hôi nồng nặc của thuốc trừ sâu từ Công ty Long Hiệp liên tục xông vào mũi (nhất là vào buổi chiều tối) và khói bụi ngùn ngụt liên tục thoát ra từ Công ty Long An đã ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, nhất là đối với sức khỏe của người dân nơi đây.

Ông Trần Ngọc Hữu, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Long An, cho biết: “Đến giờ này chúng tôi cũng chưa thể khẳng định căn bệnh trên là bệnh gì. Nhưng qua ghi nhận ban đầu về mặt dịch tễ học, bệnh thường xuất hiện ở vùng bụng, vùng da non; thời gian xuất hiện bệnh theo dân nói khoảng hơn bốn năm nay, lúc đầu rải rác một vài ca, về sau bệnh xuất hiện càng nhiều. Qua kết quả khám bốn em nhỏ bị bệnh, đặc điểm của nốt ghẻ thường tập trung chủ yếu ở vùng thấp, có nhiều màu đỏ, sậm, có mủ, khi gãi chuyển sang màu xanh tím”.

Sở Y tế Long An cũng đã chỉ đạo phải chăm sóc ngay những người đã và đang bị bệnh (cấp phát thuốc miễn phí, như thuốc bôi DEP, thuốc kem Plucinar, thuốc uống Clopheniramin, Niacin, Antiallergic - mỗi tuần một lần); kế đến là sớm tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có giải pháp đối phó.

Mới đây Sở Y tế đã nhờ Bệnh viện Da liễu TP HCM đến giúp khảo sát, điều tra xác minh nguyên nhân gây bệnh, đã có kết luận nhưng vẫn chưa xác định được nguyên nhân. Hiện đang kết hợp với Sở Khoa học - công nghệ và Sở Tài nguyên - môi trường viết đề cương khảo sát, nghiên cứu về môi trường nước, không khí... tại nơi xảy ra bệnh để sớm có kết quả tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Xã Long Hiệp có trên 12.000 dân, riêng ấp Long Bình có khoảng hơn 2.400 dân, trong ấp có Trường tiểu học Long Bình với khoảng 400 học sinh (trường này nằm trong tầm “oanh tạc” bằng mùi, khói thải ra theo hướng gió của Công ty cổ phần Long Hiệp và Công ty TNHH Thép Long An), các học sinh này phần đông là dân cư của “xóm ghẻ”.
Căn bệnh lạ này không chỉ hoành hành ở ấp Long Bình mà đã lan tỏa sang các ấp còn lại trong xã. Đặc biệt, gần đây một số trẻ em ở các xã lân cận cũng bị mắc chứng bệnh này.
(TT)


Chưa có lối thoát di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm


Thiếu vốn, thiếu đất - nguyên nhân chính khiến cho chương trình di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ở TP.HCM luôn bị chậm tiến độ và kéo dài từ năm này sang năm khác…

Khó khăn vốn và đất
Hiện nay, TP.HCM có gần 3.000 doanh nghiệp nằm trong danh sách có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường phải di dời. Trong số này, TP đã phê duyệt 1.119 cơ sở có kế hoạch di dời, 1.182 cơ sở được khắc phục ô nhiễm tại chỗ. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, chỉ có 134 cơ sở di dời, 246 cơ sở chuyển đổi ngành nghề hoặc ngưng sản xuất. Ngoài việc thiếu vốn, chuyển đổi mặt bằng là khó khăn lớn của các doanh nghiệp.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đi dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm do Sở Công nghiệp TP.HCM làm cơ quan thường trực, sau hơn 1 năm ban hành chính sách di dời, UBND TP.HCM chỉ mới cấp được 17 giấy chứng nhận ưu đãi di dời cho doanh nghiệp, 8 đơn vị được giải ngân 3,4 tỷ đồng trong tổng số gần 200 tỷ cấp cho chương trình này. Các doanh nghiệp còn lại hầu hết phải tự thân huy động vốn. Ông Hà Viết Thanh, Phó Giám đốc Sở Công nghiệp TP.HCM, Phó Ban chỉ đạo di dời, cho biết: cơ sở di dời chủ yếu thuộc doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, không đủ khả năng về tài chính cũng như chuyển đổi công nghệ. Thậm chí, có doanh nghiệp đã tự lên kế hoạch di dời nhưng do không chuyển đổi cơ cấu vốn được, phải chịu lãi suất. Còn các doanh nghiệp lớn có phương án di dời, có địa điểm nhưng không cân đối được nguồn vốn, nên cũng không di dời được.

Ngay cả ở các Khu công nghiệp, Khu chế xuất hiện tại cũng không đủ đáp ứng mặt bằng cho các cơ sở. Chỉ tính bình quân mỗi cơ sở cần 1ha mặt bằng, thì đã cần phải có hơn 1.000ha cho công tác này. Một nghịch lý hiện nay là mặc dù thành phố yêu cầu cần đẩy nhanh tiến độ di dời, nhưng các doanh nghiệp không biết di dời về đâu? Vì cho đến nay hầu như TP vẫn chưa xác lập được địa điểm di dời cho doanh nghiệp. Những nơi xác định được mặt bằng lại không bảo đảm các yếu tố về cơ sở hạ tầng, hoặc chưa thực hiện được việc bồi hoàn để giao đất cho doanh nghiệp. Ngoài ra, một số cơ sở có địa điểm di dời, đã xây dựng dự án nhưng phải tuân thủ các quy trình đầu tư như thiết kế, đấu thầu và tìm nguồn vốn… nên tiến độ di dời bị chậm trễ. Trong khi đó, ở nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp, như Tân Phú Trung, mặc dù chưa được quy hoạch nhưng các doanh nghiệp, cơ sở đã tự xây dựng, sản xuất khiến cho việc sắp xếp cơ sở vào đây gặp trở ngại không nhỏ.

Bên cạnh hai vấn đề trên, còn có một số nguyên nhân khác góp phần làm chậm trễ tiến độ di dời, như thủ tục thẩm định kéo dài, hoặc doanh nghiệp có mặt bằng nhà xưởng dự kiến bán để đầu tư thì lại rơi vào quy hoạch công trình công cộng hoặc có quy hoạch mật độ xây dựng thấp, không bán được. Có nguyên nhân do hạ tầng cơ sở các KCN yếu, không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, hoặc công tác giải tỏa đền bù gặp khó khăn, dẫn đến tiến độ di dời bị chậm lại hoặc không thể thực hiện được.

Tìm một lối ra
Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Giám đốc Sở Tài chính vật giá TP.HCM, về vốn di dời, phải có sự hợp sức giữa Nhà nước và doanh nghiệp để cùng tháo gỡ, vì ngân sách Nhà nước không đủ cung ứng, còn doanh nghiệp cũng không đủ sức một mình lo liệu. Đại diện Quỹ Đầu tư phát triển cho rằng, với các doanh nghiệp cổ phần hóa, không có tài sản đất và mặt bằng, đề nghị thành phố có chủ trương cho được hưởng chế độ giải tỏa đền bù, và chủ đầu tư Khu công nghiệp sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ này. Ông Vũ Huy Toản, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM đề nghị, để giúp doanh nghiệp có vốn xúc tiến nhanh công tác di dời, hệ thống Ngân hàng sẽ hỗ trợ cho vay vốn.

Để giải quyết tình trạng về vốn và địa điểm mặt bằng, đại diện Quỹ Đầu tư phát triển cũng đề nghị, trong điều kiện việc định giá tài sản chậm như hiện nay, thành phố nên cho chủ trương hoán đổi tài sản hoặc hoán đổi mặt bằng. Còn theo ý kiến của Sở Công nghiệp, việc cần thiết nhất là thành phố phải quy hoạch lại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, để có kế hoạch phân bố mặt bằng cho doanh nghiệp và phải được công bố công khai. Về vấn đề này, ông Mai Quốc Bình, Phó Chủ tịch UBND thành phố nhắc lại, thành phố đã chỉ đạo cho 12 Khu công nghiệp, Khu chế xuất có kế hoạch dành quỹ đất di dời. Tại một buổi làm việc với UBND thành phố, ông Bình đề nghị mở rộng phạm vi địa bàn ra các tỉnh lân cận để giải quyết tình trạng khó khăn về mặt bằng, địa điểm.

Ô nhiễm môi trường, kẹt xe trầm trọng !


SEA Games 22 vừa kết thúc hơn 1 tuần lễ, dư âm của những chiến thắng vẫn còn chưa dứt trong lòng người hâm mộ thì bộ mặt đô thị của TPHCM vừa tạo dựng trong thời gian qua đang bị xuống cấp và có nguy cơ trở lại điểm xuất phát ban đầu. Rác bắt đầu xuất hiện trên những đại lộ tại khu vực trung tâm TP, du khách tiếp tục bị đội quân hàng rong, hàng lưu niệm bao vây, những con đường lại bị đào lên. Hơn hết, nạn kẹt xe đang có nguy cơ trầm trọng hơn

Ngày 22-12, chúng tôi dạo một vòng qua các địa chỉ quen thuộc ở TPHCM đã từng được đề cập trong chuyên đề “Bộ mặt đô thị trước SEA Games” vào tháng 8- 2003. Những con đường vẫn còn nhiều dấu ấn cổ động cho một SEA Games hào hứng nhưng đã xuất hiện lại những điều “xốn mắt”. Các thông tin về kẹt xe được người dân gởi về cho chúng tôi ngày càng đều đặn phản ánh tình hình giao thông đang ngày càng rối rắm.

Điểm kẹt xe giảm, nhưng mức độ tăng

Theo số liệu mới nhất của UBND TP, trên địa bàn TP đã giảm xuống còn 39 điểm ùn tắc giao thông so với 111 điểm vào đầu năm 2003. Tuy nhiên, đã bắt đầu xuất hiện tình trạng “thoáng trong, kẹt ngoài” khiến nhiều khu vực cửa ngõ lâm vào cảnh kẹt xe triền miên với mức độ ngày càng nặng. Theo ghi nhận của chúng tôi, hết giờ cao điểm cấm xe tải trên các tuyến đường vành đai Quốc lộ 1 đoạn từ đường Lê Văn Khương (quận 12) đến gần khu vực cầu Bình Phước lượng xe tải đổ vào TP tăng đột biến dẫn đến tình trạng kẹt xe cục bộ ở các tuyến cửa ngõ. Tại khu vực ngã tư Ga vốn là tuyến vành đai ưu tiên xe tải nên tình trạng kẹt xe xảy ra trong giờ cao điểm. Khu vực cầu Tân Thuận trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Đây là tuyến độc đạo để ra vào Khu Chế xuất Tân Thuận nên liên tục xảy ra kẹt xe dẫn đến nhiều tai nạn chết người. Anh Phan Anh Tuấn, ngụ quận 12, bức xúc: “Chưa hết giờ cao điểm các xe tải đã kéo đi đầy cả đường khiến giao thông bị ùn tắc. Không có công an đứng chốt thì các xe tranh nhau chạy sớm chừng nào tốt chừng đó dẫn đến kẹt xe càng trầm trọng”.

Làm đường đổ đất đá bừa bãi

Tình trạng vi phạm đào đường sau SEA Games bắt đầu tái diễn. Từ ngày 14-12 đến nay, Ban Thanh tra GTCC đã xử phạt 10 đơn vị thi công vi phạm quy định thi công đào đường của UBND TP để đất đá tràn lan, không rào chắn, biển báo. Các đường Tôn Đản, Nguyễn Thần Hiến (quận 4), Công ty TNHH Hiệp Nguyễn, Công ty TNHH Nguyễn Đức thi công để đất đá bừa bãi ngoài phạm vi công trình gây mất mỹ quan các tuyến đường này. Vỉa hè đường Trần Bình Trọng, Nguyễn Biểu (quận 5), do Công ty Cổ phần Dịch vụ đô thị Chợ Lớn, Công ty Công trình Công cộng quận 5 thi công nhưng không có biển báo, để đất đá bừa bãi, nhếch nhác.

Đổ rác xuống đường, chèo kéo du khách

Con đường Điện Biên Phủ cũng đang mất đi vẻ đẹp vì hai bãi rác “từ trên trời rơi xuống” tại ngã ba Nguyễn Thiện Thuật (quận 3), đối diện Bệnh viện Bình Dân (quận 10). Theo Công ty Môi trường Đô thị TP, những “địa chỉ đen” về xả rác bừa bãi tại các khu vực trung tâm đã giảm đi nhiều do tăng cường lực lượng vệ sinh quét liên tục. Tuy nhiên một số điểm khác tại khu vực thuộc các quận, huyện xa vẫn tiếp tục tồn tại như đối diện làng SOS, Quang Trung (Gò Vấp).

Nóng hơn hết là nạn đeo bám du khách đã tái diễn một cách trầm trọng hơn. Tiêu biểu, tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh trên đường Võ Văn Tần (quận 3) xuất hiện gần chục người bán hàng lưu niệm sẵn sàng bao vây du khách bằng mọi cách. Khi chúng tôi chụp hình thì một phụ nữ gây sự: “Hết SEA Games rồi phải cho tụi tao kiếm ăn chứ!”, rồi sấn tới định hành hung chúng tôi. Tại khu phố Phạm Ngũ Lão, tình trạng níu kéo du khách vẫn tiếp tục xảy ra khi vừa vắng bóng công an.

Khu trung tâm đã trở lại nhếch nhác

Ấn tượng đầu tiên của nhiều người dân khi dạo trên các đại lộ tại khu trung tâm TP là những ruy băng quấn quanh thân cây trên đường đang rơi rụng, bay phất phới trong gió khiến đường phố trở nên nhếch nhác. Anh Vũ Thế Nguyên (đường Tôn Thất Hiệp, quận 11) bức xúc: Nhìn khu trung tâm bây giờ sao thảm quá! Không như những ngày diễn ra SEA Games thật đẹp và rực rỡ. Tại khu vực quanh hồ nước trước tượng đài Bác Hồ chúng tôi còn gặp một bợm nhậu ngồi bệt giữa phố nhậu vô tư từ sáng đến tận chiều. Cách đó không xa hàng chục quán cóc nằm ẩn sau những gốc cây xanh thoải mái đổ chất bẩn, nước thải xuống đường. Khủng khiếp hơn, Công trường Lam Sơn góc đường Hai Bà Trưng đã bị biến thành một vũng nước lầy lội, nổi bọt hôi thối. Một tài xế đậu xe tại đây cho biết, cảnh ô nhiễm này vẫn diễn ra trong cả những ngày SEA Games mà không hề bị xử phạt.(NLĐ)
Về Đầu Trang Go down
https://yeunet.1talk.net
 
Nghị luận về vấn đề xả rác
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nghị luận về vấn đề môi trường
» Nghi luận về an toàn giao thông

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
-‘๑’- YeuNet -‘๑’- Cộng Đồng Teen YeuNet -‘๑’- :: Tầng VI - Dân Cư :: Góc Học Tập-
Chuyển đến